HOTLINE: 0909123906

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động bộ nồi trước nồi sau xe tay ga và độ chế cơ bản.

5 (100%) 1 vote

Nồi Trước : Khi tiếng hành độ nồi có 4 thành phần có thể can thiệp để nhằm quyết định trực tiếp đến gia tốc, độ êm và max speed cũng như độ tiêu thụ nhiên liệu của xe tay ga

– Góc nghiêng và độ ép sâu của chén bi và cánh quạt

– Độ nặng nhẹ của bi

– Độ dài của ắc (cục căn hoặc cái khâu)

– Rãnh trượt đường chạy của bi trong chén bi

Nồi Sau : Thật ra bộ nồi sau rất quan trọng, cảm giác chạy xe sướng hay không, êm hay gào thì nói quyết định rất nhiều, xe mà lên ga gào gào mới chạy hoặc bỏ ra vặn gấp bị trượt hay xe có trớn hay không là do bộ nồi sau quyết định khá nhiều. Có 3 thành phần chính quyết định trực tiếp đến bộ nồi sau Chất liệu bố 3 càng và góc chụp của 3 càng vào chuông. Độ nặng nhẹ của lò xe 3 càng. Chất liệu và đường kính chuông. Nguyên tắc hoạt động của các bộ phận này như sau: Bố 3 càng càng sát chuông thì bắt cành nhanh nhưng ít trớn Lò xo 3 càng càng nhẹ thì thì bắt càng nhanh nhưng ít trớn. Chuông càng ít trượt thì xe càng êm và bắt nhanh.

Nguyên tắc hoạt động của các bộ phận này nôm na như sau:

– Độ nghiêng của chén bi càng dốc thì tua máy càng thấp, có nghĩa là xe càng êm nhưng yếu hơn.

– Trọng lượng bi càng nhẹ thì tua máy càng cao và xe mạnh hơn (tăng tốc nhanh giống việc chuyển từ số 4 sang số 3 trên xe số)

– Ắc hay khâu càng dài (chén bi và cánh quạt nằm càng xa nhau thì dây curoa chạy lên càng chậm) thì tua máy càng cao và xe mạnh hơn. Cách để kéo dài ắc là dùng những con long đền để kéo dài ắc.

– Rãnh chạy bi càng dốc thì tua máy càng ít (cho phép đi bi nhẹ) và rãnh chạy bi càng lài thì tua máy càng cao (cho phép đi bi nặng) đây chính là lý do mà SH 2011 đi bi 12.2g trong khi SHVN 2013 đi bi đến 18g do rãnh chạy bi của SH 2011 rất dốc còn của SH 2013 rất lài. Trọng lượng bi chưa hẳn là tất cả trong bộ nồi.

Lượt Xem: 658

Gửi Bình Luận