Trong kỹ thuật chạy xe côn tay, thắng số (Engine Braking) là một kỹ năng căn bản. Các thao tác chính của thắng số là thòng ga, kết hợp với đóng/cắt ly hợp và trả số. So với việc giảm tốc bằng thắng thông thường – vốn thường gây bó bánh, dẫn tới trượt, sàng lắc bánh sau, thắng số sẽ giúp kiểm soát tốc độ cũng như độ ổn định của chiếc xe tốt hơn, đồng thời tạo thế chủ động khi tiến hành thốc ga tăng tốc. Điều này đặc biệt ý nghĩa trong tình huống giảm tốc trước cua và tăng tốc sau cua. Trên các bộ nồi, bộ ly hợp thông thường, để loại bỏ hoàn toàn hiện tượng bó bánh khi thắng số, đòi hỏi người lái phải có kỹ năng điều phối tay côn, ống ga, cũng như cần số một cách nhuần nhuyễn.
Bộ nồi chống trượt – Slipper Clutch ra đời để giúp việc thắng số trở nên đơn giản, dễ dàng và hiệu quả hơn mà không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng của người lái.
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trên chiếc xe đua Honda NR500 và bắt đầu được phổ biến thương mại vào những năm 1990, Slipper Clutch không phải là một phát minh quá mới mẻ. Tuy nhiên, vì rào cản chi phí sản xuất, bộ nồi này ít được trang bị làm tiêu chuẩn trên các mẫu xe motor phân khối nhỏ. Cụ thể, phân khúc 150cc, tới tận năm 2017 mới xuất hiện chiếc R15 V3 của Yamaha, được trang bị Slipper Clutch như một thử nghiệm thị trường. Trang bị này trên R15 được đón nhận nồng nhiệt, và cũng có nhiều anh em đã đem bộ nồi chống trượt của R15 V3 để lắp lên Exciter 150, Fz150i cũng như R15 V2. Tuy nhiên, chi phí cho nâng cấp này khá cao, vì phải lên cả combo bao gồm bộ nồi, bộ lá bố và bộ lá sắt theo xe R15 V3.
3/2019, tiếp nối thành công của bộ nồi 5 lò xo Hyper Clutch, Uma Racing – một thương hiệu phụ tùng độ xe đình đám trong khu vực – cho ra đời bộ nồi Slipper Clutch dành cho xe Exciter150, cũng như các mẫu xe có chung thiết kế bộ nồi cùng đến từ nhà Yamaha như Fz150i, R15 V2, TFX.
Bộ nồi Slipper Clutch của Uma Racing có ưu điểm là Plug & Play. Giúp tiết kiệm kha khá chi phí nhờ có thể tương thích hoàn hảo với chuồng heo, lá bố và lá sắt zin, hoặc các loại lá độ của Exciter150 vốn đã đầy rẫy trên thị trường.
Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Ngoài 2 đế ép bằng nhôm (đế trong và đế ngoài) như những bộ nồi thông thường, bộ nồi chống trượt của Uma còn có thêm 1 đế trượt bằng thép. Đế trượt này ăn khớp với trục chủ động của hộp số bằng then hoa ở giữa, và ăn khớp với đế ép trong nhờ 5 vấu trượt một chiều.
Khi chiếc xe tăng tốc, moment truyền từ trục khuỷu vào chuồng heo – chuồng heo ăn khớp với lá bố kéo lá bố quay – 5 lò xo tạo ra lực ma sát giữa lá bố và lá sắt, kéo theo lá sắt quay – lá sắt ăn khớp với 2 đế nhôm kéo theo 2 đế nhôm quay – đế nhôm trong nhờ có 5 vấu ăn khớp với đế trượt thép kéo theo đế trượt quay – đế trượt truyền moment vào trục chủ động của hộp số và truyền ra bánh sau.
Còn khi thắng số, giảm tốc, moment sẽ truyền theo chiều ngược lại. Moment (lúc này gọi là back torque – moment hồi) từ bánh xe truyền qua hộp số, về tới đế trượt. Ngay lúc này, nhờ cơ cấu 5 vấu trượt một chiều, nên thay vì truyền động lên đế ép trong, đế trượt sẽ trượt tương đối với đế ép trong, trong khoảnh khắc đó, các lò xo bị nén lại, 2 đế ép tách ra, giải phóng liên kết ma sát giữa lá bố và lá sắt, dòng truyền moment được cắt ngang tương tự lúc chúng ta bóp côn. Vì dòng truyền moment đã bị cắt, nên bánh sau có thể quay tự do mà không bị khóa cứng. Và khi moment hồi này giảm đến một mức nào đó, đế trượt sẽ trở lại vị trí ban đầu, tái tạo lại liên kết của bộ truyền. Thời gian diễn ra quá trình này rất nhanh, và có thể tinh chỉnh nhờ vào việc thêm bớt các long đền chêm lò xo mà Uma đã cẩn thận cung cấp theo bộ sản phẩm.
Liên hệ đến shop Tuimua 365 để được tư vấn cụ thể hơn.
Địa Chỉ : 819/1 Tỉnh Lộ 10, Phường Bình Trị Đông B, Bình Tân.
Điện Thoại : 0909 123 906 ( Zalo )
FB : Tuimua365
Mail : tuimuakd@gmail.com.
Lượt Xem: 837
©2017 alcado. Thiết Kế Bởi Netsa.vn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.